UY VŨ BẤT KHUẤT CỦA PHAN CHÂU TRINH
Nói đến cụ Phan Châu Trinh thì bất
kỳ người Việt Nam nào, dẫu là hạng người nào đều nghiêng đầu kính trọng. Kính
trọng không phải là ở oai ông
Nghè Phó bảng, dẫu có liên trúng tam-nguyên như cụ Yên Đổ
cũng chỉ là phần nào , mà là ở cái Phan Châu Trinh bất khuất uy vũ.
Năm 1946, trong một cuộc câu
chuyện về thời cuộc , cụ Huỳnh Thúc Kháng đi kinh lý có nhắc đến cụ Tây Hồ, và
cụ cho biết cụ Tây Hồ sinh năm Nhâm Thân ngày mồng 5 tháng 8 giờ Dậu.
Nhìn vào cung mệnh của cụ đóng
ở cung TÝ thấy ngay là một nhà ái quốc .
Một người yêu nước lao đao tranh đấu đến cũng dẫu là ở hoàn cảnh nào , nếu là
cô đơn độc mã cùng không lùi (tuổi Nhâm Thân có Phá Quân cư TÝ thủ mệnh) . Cái
hay là Phá Quân cư TÝ kìm hãm được Kình Dương , trái lại Kình Dương phải phò tá
cho Phá Quân thêm Xương – Khúc, Thai - Tọa (văn mà võ, võ mà văn). Thật là cứng
đầu , cứng cổ chỉ biết có lẽ phải, có non sông là trọng .
Liêm Trinh, Thiên Tướng cư
”Thân” ở cung Ngọ tả rõ một đời cách mạng bất mãn, chính đại quang minh , nhưng
hết kế kha thi chỉ còn biết đả kích bằng lời nói, mà đả kích thật dữ (Điếu
khách + Tử). Lập luận đúng lý bất kể là nơi nào, khi còn ở trong nước, bài “Đầu
Pháp chính phủ thư”, lúc ở ngục Sante ở Pháp lá thơ phản đối tòa án binh ghép
tội thông đồng với giặc Đức cho đến bài “Thất Điểu” buộc tội vua Khải Định làm
nhục quốc thể ở nơi kỳ hội chợ Marseille năm 1922. Phải chăng là cái gan lì bất
khuất của Phá Kình cư Tí.
Cung Quan lộc của Cụ là cả một
vấn đề, Tham Lang (Vượng-Địa), Hoa
Cái , Bạch Hổ nếu muốn xuất chính làm quan tưởng dễ dàng như
trở bàn tay. Nhưng thân thể là thân thể của người bất mãn , thêm Phúc Đức, “Tử
Vi, Thiên Phủ, Mã, Quyền ngộ Triệt” thì còn gì là oai vệ lên xe xuống ngựa với
quyền hành hách dịch. Nghịch lại Tham Lang ngộ Hình – Kỵ, Bạch Hổ, Đường Phù
thì lại làm nghề ở tù nhưng tù chúa, tù cha thiên hạ .
Cũng ở Côn Lôn ở tù mà được ở
nhà ngoài , không ăn cơm tù, không làm việc của tội nhân (theo cụ Huỳnh thuật
lại) cho nên khi về an trí tại Mỹ Tho cụ thấy cái cảnh như giam lỏng lại đòi đi
ở tù Côn Lôn, nếu không thì phải cho đi qua Pháp. Qua Pháp mà nào có yên đâu ,
cũng phải 10 tháng trong ngục Sante. Nghĩ thật là làm nghề ở tù , nhưng không
hề bị hành hạ mà còn giám kình chống với chủ ngục bằng tài hùng biện lỗi lạc
(Tuế, Hổ, Phù, Xương, Khúc).
Trình bày cái bất khuất của cụ
Phan Châu Trinh
bằng lá số tử vi trên đây, lòng không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ năm 1926 cùng các
bạn học sinh, sinh viên khắp Trung
Nam B ắc đều một lòng đeo băng tang làm lễ truy điệu cái tinh
thần ái quốc, tận tụy hy sinh cả một đời, cho đến khi nhắm mắt còn có câu:
“Xin các ông đừng mong gì ở tôi, nay tôi sắp chết, việc nước là việc
chung của toàn thể quốc dân, người này trông ở người khác làm sao được”
Phải chăng lời nói bất hủ đó
đã treo cao tấm gương thúc đẩy đồng bào phải tự lực , tự tôn của một nhà đại ái
quốc.