NGUYỄN HẢI THẦN
Làm chính trị nhẹ dạ
Cụ Nguyễn Hải Thần, tên thực
là Vũ Hải Thu, người ta thường nhắc đến cụ với danh hiệu là cụ Tú Đại Từ. Một
chiến sĩ cách mạng ngót 50 năm tranh đấu cho chủ quyền quốc gia hết với thực
dân ngoại xâm lại đến chánh quyền cộng sản chuyên chế .
Cụ tuổi Mậu Dần , sanh ngày 25
tháng 7 giờ Tuất. Mệnh lập tại Tuất, Thân cư Ngọ cho ta thấy cụ là một nhà đại
ái quốc. Thái Dương lạc hãm thủ mệnh hay cả tin . Với Tả-Phù, Văn Khúc, Tấu
Thư, Hoa Cái , cụ
là người có tài về văn học, lại đi phụ tá cho bộ Cự Nhật nên cụ tốt nghiệp tại
trường võ bị Hoàng Phố (Trung-Hoa) và sau vì quen biết với các nhà cách mạng Tôn D ật Tiên và Tưởng Giới Thạch
mời cụ lãnh vai giáo sư chính trị tại trường này.
Cụ luôn luôn mạo hiểm với mưu
trí của bậc anh hùng (Bạch Hổ + Kình Dương) giám một mình tự tay ám sát viên toàn
quyền albert Sarraut tại trường thi Hương Nam Định và tự đảm chỉ huy công đồn
Tà Lùng Cao B ằng,
nhưng không thành công, nhưng cũng thành danh, và cái danh hiệu Nguyễn Hải Thần
từ ngày đó thay hẳn cho cụ Tú Vũ Hải Thu chìm đắm trong đêm tối.
Một nhà ái quốc hăng say làm
việc (Mệnh) như cụ có tài thao lược tính toán (Thân) cương quả và vẫn không
thành công vì cái thế đối phương ở thế khắc nhập mà mình lại vắng bóng những
cứu cánh để thành công (Khoa Quyền Lộc) so ra thấy chẳng hơn kém gì là bao, dầu
là dưới thời trực thuộc thực dân hay chuyên quyền cộng sản :
NỘI (Hỏa) NGOẠI
(Thủy)
Thái Dương lạc hãm Thái Âm lạc hãm ngộ Đà đắc Khoa + Quyền
Tả Phù Hữu
Bật
Cụ xuất dương theo cách mạng
từ năm 26-27 tuổi nhưng tính về thời gian đắc cách của cụ phải là 42-51 cũng
chỉ đem lại cái tên Nguyễn Hải Thần, một nhà đại cách mạng nổi danh (Thái Tuế, Hoa Cái , Bạch Hổ, Tấu Thư) mà vô
thực (Bệnh) phải luôn luôn lánh nạn sang nước người (Đại Hao) cho đến năm 1946
là giai đoạn 62-71 về nước. Tuy gặp Khoa Quyền, Hữu Bật, Bát Tọa, Thai Phụ ở
cái thế binh quyền phụ giúp, thật ra vẫn ở cái thế đối cục thêm Đà, Tang, Khốc
phá rối nên cũng không thành cơm cháo gì, cụ đành đi luôn cho đến ngày mãn
phần.
Với bộ Âm-Dương lạc hãm của cụ
mà thầm trách hóa công trớ trêu sao đã sanh ra tuổi Mậu Dần lại bắt phải gặp
Thái Dương ở chỗ lạc hãm, mà bộ sao này rất cần cho các nhà cách mạng để xét
đoán công cuộc mà hành động, không thể mỗi việc tin người, không sáng suốt để
đưa đến thất bại. Âu cũng là cơ trời đặt cụ vào cái khuôn làm nhà đại cách mạng
mà không phát cho Quyền Lộc .
Có lẽ ám sát viên toàn quyền
Sarraut và việc cầm quân công phá Tà Lùng cũng chỉ là vội tín. Người Thổ Mệnh
gặp Thái Dương còn gì bằng, tiếc rằng lạc hãm không phù trợ được bao nhiêu,
thành ra thất thế với một Thái Âm (Thìn) đắc Khoa Quyền ở cái thế thượng phong
mà khắc chế. Thật ra Thái Âm Thìn cung ngộ Đà còn tồi tệ gấp bội Thái Dương ở
Tuất với người Dương mệnh .
Năm 1945 quân đội Trung Hoa sang giải giới quân Nhật ở Hà Nội cho đến vĩ
tuyến 16 là cơ hội rất thuận lợi cho các nhà cách mạng quốc gia đứng lên lập
chánh quyền.
Không
hiểu sao với tư cách là chủ tịch Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, cụ lại chần
chờ quá tin ở Khâm sai Phan K ế
Toại sẽ nhường quyền cho phe quốc gia với chánh nghĩa được đồng minh
chấp thuận, để rồi phe đối
phương phỗng tay trên mất. Đến sau ngày quân Pháp đổ bộ ở Bắc Việt, cụ Nguyễn
Hải Thần vẫn cứ tin ở sự hợp tác của phe nghịch nên tham gia chánh phủ liên
hiệp chống kẻ thù chung. Rốt cuộc phe quốc gia bị hãm vào cái thế lưỡng đầu thọ
địch bị đào thải trước khi họ thanh toán nhau . Tôi còn nhớ bài thơ của cụ
Nguyễn Hải Thần gởi cho cụ Trần Trọng Kim năm 1946 sau khi chạy về Liễu Châu:
Bốn chục năm nay vì nước nôi
Nước nôi chưa mạnh quyết chưa thôi
Đà Long phất trận gươm ba tấc
Nam Định tương bom lửa một mồi
Cha đứa cắn gà cam cõng rắn
Mẹ thằng giầy mả dám đem voi
Nào ai mãnh sỉ mưu thần đó
Góp sức dun tay để cứu đời.
(Một cơn gió bụi của TTKim)
Cả cuộc
đời của cụ Nguyễn Hải Thần chỉ là một chiến sĩ cách mạng có tâm quyết
đấu tranh cho chính nghĩa quốc gia, và cũng rất tiếc cho những nhà cách mạng mà
bị bộ Âm - Dương lạc hãm như cụ Nguyễn Hải Thần.